HỘI THẢO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO VIỆT NAM
Vietnam Rice Value Chain Conference
ĐỘT PHÁ CÔNG NGHỆ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TĂNG HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO
- 8:00 ngày 19 tháng 9 năm 2019
- Khách sạn TTC Cần Thơ
Số 2 Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
KHÁCH MỜI
- Ban kinh tế TW, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNN
- Các Viện Nghiên cứu, Trường đại học, Sở Công thương, Sở NN&PTNN các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Các Doanh nghiệp trong lĩnh vực lúa gạo, Các đơn vị báo chí, Đài truyền hình TW và địa phương
CHỦ TRÌ ĐIỀU HÀNH & DIỄN GIẢ
Chủ trì điều hành Hội thảo:
Mời: Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam
Diễn giả: Dự kiến mời các diễn giả tham gia phát biểu & thảo luận
- Ban Kinh tế Trung Ương/ Bộ Công Thương/ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)
- Lãnh đạo UBNN/ Sở Công thương, Nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long
- Các chuyên gia hàng đầu về lúa gạo trong nước và quốc tế
- Các nhà thầu lúa gạo lớn trên thế giới
- Các ngân hàng, tổ chức tín dụng
- Đại diện các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo và các lĩnh vực liên quan
NỘI DUNG CHÍNH
Gồm 2 phiên thảo luận:
- Phiên thảo luận 1: Cơ hội và thử thách của ngành lúa gạo Việt nam trong thời kỳ mới.
- Phiên thảo luận 2: Các công nghệ chế biến và bảo quản gạo tiên tiến đáp ứng các quy định khắt khe của các thị trường gạo cao cấp.
ĐỀ DẪN
❏ Trước 2012, dù đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo song ngành lúa gạo Việt Nam chủ yếu chỉ xuất sang những thị trường dễ tính, chưa tạo được dấu ấn với người tiêu dùng.
❏ Sau khi triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, ngành lúa gạo Việt Nam đã có bước đột phá khi chuyển từ lượng sang chất, 80% gạo xuất khẩu hiện nay là chất lượng cao và đang thâm nhập vào các thị trường khó tính hơn như Australia, Hàn Quốc,…
❏ Bắt nhịp với làn sóng công nghệ 4.0, hàng loạt những ứng dụng như cảm biến, IoT, drones, robot nông nghiệp, hệ thống thiết bị tự động – “nông nghiệp chính xác”,… được đưa vào áp dụng giúp nâng cao chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu và hứa hẹn tạo ra các chế phẩm mới từ lúa gạo, đẩy mạnh phân phối tiêu dùng khép kín.
❏ Những chỉ dẫn chiến lược xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam:
- Đề án “ Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030”;
- Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo thay thế 109/2010/NĐ-CP, loại bỏ những rào cản và tạo môi trường thông thoáng nhất cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất – thương mại gạo;
- Các hiệp định như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tạo thêm cơ hội cho xuất khẩu gạo.
❏ Bên cạnh những cơ hội khi tiếp cận Nông nghiệp 4.0, ngành lúa gạo cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Do sự thiếu phối hợp giữa doanh nghiệp – nông dân, nông dân – nông dân và các khâu sản xuất – chế biến – thương mại, sản phẩm lúa gạo ra thị trường chưa tạo thành chuỗi sản xuất khép kín, “ mạnh ai nấy làm”.
❏ Mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, ngân hàng và cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, chưa xây dựng được chuỗi ngành hàng, các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, khó khăn trong vay tốn…
❏ Quy mô tổ chức sản xuất nhỏ, giá nhân công đắt đỏ, công nghiệp chế biến non trẻ và thị trường chứa nhiều rủi ro về giá cả là rào cản lớn với ngành lúa gạo khi bước vào Nông nghiệp 4.0.
❏ Những chiến lược hiện nay vẫn chưa thực sự đi vào thực tế xây dựng giá trị, thương hiệu cho hạt gạo Việt như mô hình cánh đồng mẫu lớn ( phù hợp cho ứng dụng công nghệ cao) đã được triển khai song diện tích còn rất khiêm tốn.
MỤC TIÊU CỦA HỘI THẢO
❏ Tạo không gian hội tụ và đóng góp ý kiến, giải pháp của các nhà hoạch định chính sách, các bộ ngành, cơ quan chức năng, các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu, các doanh nghiệp và nông dân nhằm hướng tới xây dựng giá trị, thương hiệu vững mạnh và tin cậy của sản phẩm lúa gạo Việt Nam với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
❏ Nhìn nhận về tầm quan trọng và giải pháp triển khai công nghệ 4.0 với ngành lúa gạo; tạo sự đồng thuận, phối hợp giữa các bên liên quan, xây dựng chiến lược quốc gia cho lúa gạo Việt Nam, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ và Bộ NN&PTNT.
❏ Giúp nông dân gỡ bỏ những khúc mắc trong định hướng sản xuất, tiếp thu ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất; giúp doanh nghiệp nắm bắt những tiềm năng phát triển của ngành lúa gạo, xây dựng định hướng thương mại bền vững, mang lại giá trị cho doanh nghiệp về cho đất nước;
❏ Giúp các nhà hoạch định chính sách tiếp nhận những thông tin đa chiều, tạo cơ sở để xây dựng chiến lược hành động cho ngành;
Timelines
6/2019
Tháng 6/2019
Chuẩn bị Kế hoạch Nội dung
7/2019
Tháng 7/2019
• Xây dựng chị tiết Nội dung Hội thảo & Phương án tổ chức Hội thảo
• Làm việc, trao đổi với các cơ quan/đơn vị liên quan
• Mời diễn giả và đại biểu tham dự Hội thảo
• Quảng bá, truyền thông về Hội thảo trên kênh đa phương tiện
8/2019
Tháng 8/2019
• Xây dựng chi tiết kịch bản Hội thảo
• Thiết kế các hạng mục tổ chức tại điểm diễn ra sự kiện
• Đẩy mạnh quảng cáo, truyền thông hướng đến sự kiện
• Truyền thông cao điểm hướng tới sự kiện
• Hoàn thiện các hạng mục tổ chức
• Hoàn thiện chi tiết nội dung Kịch bản Hội thảo
W2 9/2019
Tuần 2 T. 9/2019
Diễn ra Hội thảo
W3-4 9/2019
Tuần 3-4 T. 9/2019
Truyền thông sau sự kiện